Diễn biến khẩu chiến Mỹ - Trung trong ngày đầu đối thoại cấp cao

Mỹ và Trung Quốc đã chỉ trích gay gắt các chính sách của nhau trong cuộc đối thoại cấp cao trực tiếp đầu tiên diễn ra tại Alaska.


Ảnh: Reuters

Theo Reuters và CNN, ngay trong phần khai mạc của cuộc đối thoại diễn ra hôm 18/3, mối quan hệ căng thẳng của hai cường quốc đã được thể hiện công khai.

Mỹ thể hiện mong muốn Trung Quốc thay đổi hành vi nếu muốn thiết lập lại mối quan hệ đang xấu đi với Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh tuyên bố, Washington đầy ảo tưởng nếu nghĩ rằng Trung Quốc muốn thoả hiệp.

Tranh cãi qua lại kéo dài một cách bất thường trước ống kính máy quay.

Cuộc gặp quan trọng đầu tiên trong mối quan hệ mà Ngoại trưởng Mỹ Blinken gọi là “phép thử địa chính trị lớn nhất của thế kỷ 21” đã nhanh chóng đổi hướng khỏi sự hắng giọng ngoại giao thông thường hay diễn ra trước ống kính, khi các cuộc đối thoại thực sự chưa diễn ra.

Khi hai bên trao nhau những nhận xét căng thẳng bất thường, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã gọi phóng viên cầm máy quay trở lại để ông phản bác những bình luận của quan chức Trung Quốc, châm ngòi cho một chuỗi những tuyên bố đáp trả khi mỗi bên phản ứng lại nhận xét của nhau.

Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan mở đầu cuộc gặp với nhà ngoại giao Trung Quốc hàng đầu Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Vương Nghị với phát biểu thẳng thắn: “Chúng tôi sẽ thảo luận những lo ngại sâu sắc của chúng tôi về những hành động của Trung Quốc, gồm ở Tân Cương, Hong Kong, Đài Loan và những cuộc tấn công mạng vào Mỹ, việc cưỡng bức kinh tế các đồng minh của Mỹ… Mỗi hành động của Trung Quốc đều đe doạ trật tự dựa trên quy tắc nhằm duy trì sự ổn định toàn cầu”.

Nhà ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đáp lại bằng một bài phát biểu dài 15 phút, bằng tiếng Trung, trong khi phía Mỹ chờ phiên dịch. Quan chức Trung Quốc này đả kích những điều mà ông cho là nền dân chủ Mỹ đang phải vật lộn cũng như cách Mỹ đối xử tệ với người thiểu số.

“Mỹ dùng sức mạnh quân sự và quyền bá chủ tài chính của mình để thực hiện quyền tài phán vươn dài và đàn áp các nước khác. Mỹ đã lạm dụng cái gọi là an ninh quốc gia để cản trở trao đổi thương mại bình thường, kích động các quốc gia khác tấn công Trung Quốc”, ông Dương Khiết Trì tuyên bố.

Trước tuyên bố của nhà ngoại giao Trung Quốc, Ngoại trưởng Blinken đã giữ các nhà báo lại phòng họp để có thể nghe phản hồi của ông.

Trong ngày đối thoại đầu tiên, quan chức hai bên dường như không đạt được nhiều điểm thống nhất chung. Trước đó, tình trạng cuộc đối thoại cấp cao này cũng trở thành điểm không thống nhất giữa hai bên, Trung Quốc khẳng định đó là “đối thoại chiến lược” bắt nguồn từ các cơ chế song phương của những năm trước nhưng Mỹ lại bác bỏ và gọi đó là phiên họp một lần.

Cuộc gặp giữa quan chức hai nước còn kéo dài tới hôm nay (19/3).

Nhật Kim Anh giành được quyền nuôi con sau nhiều năm đối đầu với chồng cũ

Cuộc chiến giành quyền nuôi con của Nhật Kim Anh và chồng cũ từ lâu luôn là chủ đề gây tranh cãi dư luận, công chúng. Sau nhiều năm đấu tranh, nữ diễn viên đã chính thức nhận được tin vui khi giành được quyền nuôi con.

Nữ ca sĩ và ông xã kết hôn vào năm 2014 và sinh cu Tin vào năm 2015. Đến năm 2017, cặp đôi đường ai nấy đi với nhiều ồn ào, lời qua tiếng lại, thậm chí phải lên toà.


Nhật Kim Anh và ông xã kết hôn vào năm 2014 và sinh cu Tin vào năm 2015.


Nhật Kim Anh khi đó chủ động nhường quyền nuôi con cho chồng cũ nhưng vì việc thăm con gặp nhiều cản trở nên cô quyết giành lại quyền nuôi dưỡng cu Tin. Thậm chí, cô chia sẻ dù đã năn nỉ, cầu xin Bửu Lộc cho đón con đi chơi vào cuối tuần nhưng đều không nhận được bất cứ lời hồi âm nào.

Nữ ca sỹ bày tỏ 2 năm qua đối với cô như một cuộc cách mạng giành quyền nuôi con. Bao nhiêu đêm cô nhớ con không thể ngủ, bao nhiêu đêm nước mắt chảy ướt gối khi nghĩ đến con.


Đến năm 2017, cặp đôi đường ai nấy đi với nhiều ồn ào

Theo đó, quyết định giám đốc thẩm của TAND Cấp cao tại TP.HCM đã hủy án phúc thẩm, giữ y án sơ thẩm, giao con chung cho ca sĩ Nhật Kim Anh chăm sóc. Được biết, lý do xin hoãn phiên toà từ phía ông Bửu Lộc bị phía toà án từ chối vì thiếu căn cứ.


Nhật Kim Anh khi đó chủ động nhường quyền nuôi con cho chồng cũ nhưng vì việc thăm con gặp nhiều cản trở nên cô quyết giành lại quyền nuôi dưỡng cu Tin.

Sau nhiều năm dài gây tranh cãi trên mạng xã hội. Hiện tại nữ diễn viên chỉ mong muốn nuôi dưỡng con trai khoẻ mạnh và bình an. Bản thân Nhật Kim Anh cũng không gây áp lực hay tước quyền nuôi con của chồng cũ.

Ở thời khắc đoàn tụ, Nhật Kim Anh hạnh phúc chia sẻ khoảnh khắc xúc động khi cậu con trai đầu lòng có hành động vô cùng ân cần, quan tâm đến cô.


Nhật Kim Anh đang tận hưởng những chuỗi ngày hạnh phúc sau khi đón quý tử về nhà, kết thúc hành trình kiện tụng giành quyền nuôi con với chồng cũ.

Trong đoạn clip đang được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, bé Bửu Long cẩn thận đút từng thìa rau câu cho mẹ. Dù còn nhỏ nhưng bé đã thể hiện sự quan tâm và ân cần qua từng hành động.

Đông đảo dân mạng không giấu nổi sự thích thú và xúc động trước đoạn clip vô cùng dễ thương này.


Hiện tại cô chỉ muốn cu Tin lớn lên khoẻ mạnh và bình an và bản thân nữ ca sĩ không gây áp lực hay tước quyền nuôi con của chồng cũ.

Từ can mắm tôm nhét ma túy, lộ mặt "ông trùm" là cựu giảng viên đại học

Bị bắt khi giấu ma túy trong hai can mắm tôm mang đi tiêu thụ, người phụ nữ xinh đẹp đã khai ra đồng phạm là cựu giảng viên đại học.

Đối tượng Vũ Thị Là cùng tang vật tại cơ quan công an

Ngày 18/3, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra quyết định tạm giữ hình sự Vũ Thị Là (SN 1985, trú tại ngõ Thái Lợi, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Hoàng Xuân Hoài (SN 1961, trú tại phố Phan Huy Chú, phường Trung Đô, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) để điều tra hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Thủ đoạn của đối tượng chỉ giao dịch thông qua mạng xã hội và chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng mà không trực tiếp gặp mặt. Ngoài ra, địa điểm nhận hàng bọn chúng luôn thay đổi tại vị trí giáp ranh Hà Nội và tỉnh Hà Nam.

Sau khi giao dịch bằng điện thoại, nhóm đối tượng thuê "xe ôm" đến nhận hàng và đưa đi tiêu thụ.

Xác lập chuyên án đấu tranh, khoảng 20h40 ngày 9/3, Đội 2 - Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Công an TP Hà Nội phối hợp với đơn vị nghiệp vụ kiểm tra, phát hiện Vũ Thị Là mang theo 4 túi nilon đựng tinh thể màu trắng và 2 can nhựa đựng mắm tôm, trong mỗi can nhựa có 9 ống nhựa màu xám.

Bên trong mỗi ống nhựa có 1 gói nilon đều chứa tinh thể màu trắng. Kết quả giám định là methamphetamine có khối lượng 1.761,24 gam.

Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Công an TP Hà Nội đã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang đối với Vũ Thị Là về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, đồng thời thi hành lệnh khám xét khẩn cấp chỗ ở của Là.

Quá trình đấu tranh, Là khai đã mua số ma túy trên của Hoài. Kết quả khám xét chỗ ở của Hoàng Xuân Hoài thu giữ 174,68 gam methamphetamine; 120 triệu đồng cùng một số đồ vật, tài sản khác có liên quan.

Theo cơ quan điều tra, trước khi trở thành bị can trong vụ án này, Hoài từng là giảng viên của một trường đại học. Do làm ăn thua lỗ, nợ nần, Hoài đã kết nối với Là, hình thành đường dây mua bán ma túy liên tỉnh.

Hành trình hơn 1 năm Việt Nam thần tốc thắng 'giặc Covid-19' và 3 lần vượt bão thành công

TGVN. Quyết liệt, mạnh mẽ, thần tốc, chống dịch như chống giặc, đi trước 1 bước… là những từ được dùng nhiều nhất khi nói về cách đối phó và chiến thắng dịch Covid-19 của Việt Nam hơn 1 năm qua.



Ngay từ trước khi có ca bệnh đầu tiên, Việt Nam đã lên phương án phòng, chống và trong cả 3 giai đoạn, Việt Nam đều kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19.

3 giai đoạn dịch bệnh

Tại Việt Nam, tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam đến nay chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 gồm 2 đợt dịch: Đợt 1 từ 22/1/2020 đến 5/3/2020: Có 16 ca mắc (8 ca nhập cảnh và 8 ca trong cộng đồng), các ca mắc chủ yếu là người trở về từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc; đợt 2 từ 6/3/2020 đến 22/7/2020: Có 399 ca mắc, trong đó có 98 ca trong cộng đồng. Sau giai đoạn 1, có 99 ngày Việt Nam không phát hiện ca mắc trong cộng đồng.

Giai đoạn 2 từ 23/7/2020 với 388 ca mắc (35 ca tử vong) chủ yếu tại Đà Nẵng và 14 tỉnh, thành phố khác; hầu hết các ca mắc đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến Đà Nẵng.

Giai đoạn 3 từ 25/1/2021 đến nay với 903 trường hợp mắc có liên quan đến đợt dịch này chủ yếu tại Hải Dương, ngoài ra 12 tỉnh, thành phố khác cũng ghi nhận các ca mắc.

Tính đến ngày 17/3/2021, cả nước ghi nhận 2.560 trường hợp mắc, trong đó có 1.564 trường hợp lây nhiễm trong nước (61,1%). Trong số các trường hợp mắc được ghi nhận, đã có 2.186 trường hợp được điều trị khỏi (85,4%), hiện còn 339 đang được điều trị (13,2%) và 35 trường hợp tử vong (1,4%).


Quyết liệt, đồng bộ, đi trước 1 bước

Ngay khi dịch bệnh mới xuất hiện tại Việt Nam, công tác phòng, chống dịch đã nhận được sự quan tâm đặc biệt và chỉ đạo quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ; sự vào cuộc kịp thời, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự tin tưởng, đoàn kết, ủng hộ của nhân dân; đặc biệt là tinh thần trách nhiệm, nỗ lực không mệt mỏi của các lực lượng chức năng nơi tuyến đầu. Cả nước đã tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp đồng bộ, phù hợp nhằm kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ tốt nhất cho an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 được thành lập ở cấp quốc gia và các cấp hành chính, kịp thời đề ra và chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt và phù hợp. Trên quan điểm luôn đi trước một bước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiên định 5 nguyên tắc phòng chống dịch đã đề ra từ đầu và xuyên suốt các giai đoạn là “Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly - Khoanh vùng và Dập dịch” theo phương châm 4 tại chỗ.

Đối với hoạt động giám sát, kiểm soát dịch: Ngành y tế kiên định 5 nguyên tắc phòng, chống dịch: ngăn chặn, phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng, dập dịch; Các bộ, ngành đã thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát dịch xâm nhập từ bên ngoài; Các địa phương quyết liệt phong tỏa các địa điểm có trường hợp mắc và các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao để khoanh vùng cách ly,...

Đối với hoạt động thu dung, điều trị: Tổ chức phân loại, thu dung, phân tuyến điều trị từ tuyến cơ sở tới các bệnh viện tuyến cuối; hỗ trợ các địa phương xây dựng phương án, triển khai thiết lập bệnh viện dã chiến phục vụ chống dịch.

Đối với hoạt động xét nghiệm: Tính đến ngày 15/3, cả nước đã thực hiện xét nghiệm RT-PCR được 2.482.302 mẫu tương đương 3.248.873 lượt người được xét nghiệm, trong đó xác định 2.559 người dương tính với SARS-CoV-2.

Các đơn vị trong nước đã nghiên cứu, sản xuất được sinh phẩm xét nghiệm đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng chỉ đạo thực hiện xét nghiệm sinh học phân tử giải trình tự gen của SARS-CoV-2 để xác định đặc tính virus, xác định nguồn gốc để có phương án kiểm soát dịch hiệu quả.

Đối với hoạt động thông tin truyền thông, đã liên tục cập nhật bản tin hằng ngày về Covid-19 trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội; nhắn tin tới các thuê bao để khuyến cáo phòng chống dịch; đẩy mạnh tuyên truyền người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch, như: tokhaiyte.vn, Bluezone, NCOVI, thực hiện khai báo điện tử.

Đối với công tác hậu cần, đảm bảo đủ khẩu trang, trang phục bảo hộ và các trang thiết bị y tế cho công tác phòng chống dịch; bảo đảm đáp ứng nhu cầu thuốc, trang thiết bị cho phòng, chống dịch.

Ngoài nguồn vaccine nhập khẩu, Bộ Y tế đang thúc đẩy tiếp độ nghiên cứu, phát triển Vaccine trong nước. VaccineNanocovax do Công ty NANOGEN phát triển đã được tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trên người từ ngày 26/02/2021. Vaccine Covivac do IVAC phát triển bắt đầu thử nghiệm lâm sàng từ ngày 15/3/2021. Vaccine do Việt Nam sản xuất dự kiến sẽ được sử dụng trong năm 2022.

Chống dịch như chống giặc, hoàn thành mục tiêu kép

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, các biện pháp phòng, chống dịch được đưa ra triển khai kịp thời, hiệu quả và đạt nhiều kết quả tích cực, được các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát các đợt bùng phát của dịch bệnh góp phần làm giảm tác động của dịch đối với việc phát triển kinh tế để tiếp tục thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ.


Trong giai đoạn 1, Chính phủ đã chỉ đạo áp dụng các biện pháp ở mức cao hơn, sớm hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Việt Nam áp dụng các biện pháp ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập, cách ly tập trung, khoanh vùng dập dịch, được WHO và nhiều nước công nhận là biện pháp đúng đắn, hiệu quả.

Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên áp dụng biện pháp bắt buộc khai báo y tế đối với người nhập cảnh, yêu cầu tổ chức cách ly tập trung với các trường hợp đi về từ vùng có dịch và sau đó áp dụng cách ly tập trung đối với tất cả các trường hợp nhập cảnh.

Đặc biệt, ngay từ đầu, Chính phủ đã huy động lực lượng quân đội thực hiện các nhiệm vụ như cách ly tập trung, kiểm soát nhập cảnh trên các tuyến biên giới. Các lực lượng y tế, khoa học công nghệ cũng nhanh chóng vào cuộc và sớm thành công trong nghiên cứu phân lập vi rút, chế tạo KIT thử, xây dựng liệu pháp điều trị...

Trong đợt dịch 2 của giai đoạn 1, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, từ 1/4/2020 cả nước đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây là quyết định rất mạnh mẽ, đúng đắn và kịp thời giúp hạn chế được sự lây lan ra cộng đồng. Cùng với đó, Việt Nam đã áp dụng thực hiện truy vết các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh, đây là biện pháp được nhiều quốc gia học tập, áp dụng đạt hiệu quả cao.

Việt Nam đã thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước và đưa nhà đầu tư, doanh nghiệp, chuyên gia, lao động tay nghề cao nhập cảnh vào làm việc tại Việt Nam. Việt Nam cũng tích cực thúc đẩy tạo lập trạng thái bình thường mới, thực hiện “mục tiêu kép”, duy trì sự liên tục của các hoạt động kinh tế, hỗ trợ thiết thực cho người lao động mất việc, giảm sâu thu nhập và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Ngay cả khi thực hiện giãn cách xã hội vẫn có biện pháp bảo đảm tiếp tục các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, xuất nhập khẩu...

Trong giai đoạn này, Việt Nam đã có 99 ngày liên tục không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng; đồng thời điều trị khỏi hầu hết các bệnh nhân, kể cả các bệnh nhân nặng, không để xảy ra trường hợp tử vong.

Trong giai đoạn 2, dịch diễn biến nhanh, khả năng lây lan rộng và nguy cơ tử vong cao do xuất hiện các ổ dịch tại khoa điều trị bệnh nhân nặng trong bệnh viện. Tuy nhiên, các biện pháp ứng phó được thực hiện nhanh, quyết liệt, đồng bộ; Bộ Y tế đã thiết lập Bộ phận thường trực đặc biệt “Sở chỉ huy tiền phương” và huy động các chuyên gia đầu ngành để hỗ trợ khu vực xảy ra dịch, đồng thời huy động các đơn vị y tế trực thuộc, địa phương cử chuyên gia, cán bộ y tế hỗ trợ cho Đà Nẵng, Quảng Nam. Tất cả các địa phương đã kích hoạt trở lại hệ thống phòng, chống dịch nên đã xử lý các ổ dịch nhanh và kịp thời.

Giai đoạn 3 xuất hiện biến chủng mới của virus có tốc độ lây lan nhanh, dịch bệnh xuất hiện trở lại trong thời gian đang diễn ra Đại hội XIII của Đảng và cận kề dịp Tết Nguyên đán. Với tinh thần tích cực, khẩn trương, các cơ quan và các địa phương đã chủ động, quyết liệt triển khai ngay các hoạt động phòng chống dịch; đặc biệt Bộ Y tế đã ngay lập tức điều động hơn 10 đơn vị với hơn 1.200 cán bộ trực tiếp hỗ trợ công tác truy vết, xét nghiệm, điều trị và thiết lập 3 bệnh viện dã chiến tại Hải Dương.

Trong giai đoạn này, để phù hợp với tình hình mới, Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện hiệu quả chiến lược truy vết thần tốc, khoanh vùng nhanh, lấy mẫu xét nghiệm rộng, phong tỏa hẹp để hạn chế tối đa tác động đến đời sống, an sinh xã hội của người dân.

Tình hình dịch bệnh hiện nay đã được kiểm soát tốt. Tại tỉnh Hải Dương, 10 ngày gần đây chỉ còn 4/12 huyện, thành phố (thành phố Hải Dương, thành phố Chí Linh, huyện Kim Thành và huyện Cẩm Giàng) ghi nhận rải rác 1-2 ca mắc mới trong ngày, đều là các trường hợp đã được cách ly từ trước; các địa phương khác đã qua 21 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng.

Có thể khẳng định, trong hơn một năm qua, Việt Nam đã kiểm soát thành công nhiều đợt bùng phát dịch bệnh, được đánh giá cao với một mô hình phòng chống dịch hiệu quả có chi phí thấp. Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách kịp thời, từng bước hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19. Việt Nam trở thành điểm sáng trong thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh và vừa phát triển kinh tế-xã hội.

TIN MỚI NHẤT

TIN MỚI CẬP NHẬT